Sáng tác Khâu Diệu Tân

Lối viết của Khâu Diệu Tân có ảnh hưởng từ cấu trúc phi trần thuật của dòng phim avant-gardephim thể nghiệm cũng như chủ nghĩa hiện đại trong văn học châu Âu và Nhật Bản.[5] Tiểu thuyết của chị sử dụng thủ pháp ekphrasis (nghệ thuật miêu tả tác phẩm hình ảnh bằng lời) và chứa đựng những góc máy điện ảnh như một kiểu đối thoại với điện ảnh nghệ thuật châu Âu, trong đó có ám chỉ tới các đạo diễn như Andrei Tarkovsky, Theo Angelopoulos, Derek Jarman, và Jean-Luc Godard. Trong thời gian ở Paris, chị đã đạo diễn bộ phim ngắn Ghost Carnival.[6] Các tác phẩm của chị với tư cách nhà làm phim hiện đang nằm trong bộ sưu tập thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York.[7]

Nhật ký Cá sấu là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Khâu Diệu Tân. Qua tiểu thuyết này chị được truy tặng giải thưởng China Times Literature Award năm 1995.[5] Biệt danh của nhân vật chính, La Tử (lazi), được dùng làm thuật ngữ lóng cho "người đồng tính nữ" trong văn hóa Đài Loan.[8] Nhật ký Cá sấu xuất bản năm 1994, giữa lúc truyền thông Đài Loan đang điên cuồng xoay quanh vấn đề đồng tính nữ. Vào năm 1993, phóng viên của một đài truyền hình đã trà trộn vào quay lén một quán bar đồng tính nữ rồi phát tán trên truyền hình, khiến nhiều nạn nhân bị gia đình và xã hội phát hiện, một trong những nạn nhân ở đó đã tự sát vì áp lực xã hội khi cô bị "công khai" bất đắc dĩ.[9] Bên cạnh đó còn có sự kiện tháng 7 năm 1994 khi hai nữ sinh tự sát bằng khí than trong nhà vệ sinh khách sạn, truyền thông cho rằng bi kịch xảy ra vì hai nữ sinh này là đồng tính nữ. Có tin đồn rằng hai cô gái tự sát là cặp đôi đồng tính học cùng trường trung học ưu tú mà Khâu Diệu Tân từng theo học. Thế nên, Nhật ký Cá sấu xuất hiện vào thời điểm đầy thử thách đối với cộng đồng người đồng tính Đài Loan, và theo lời của nhà văn người Đài Loan Hong Ling: "Vào mùa hè oi bức năm 1994, cuối cùng cũng đã xuất hiện, một con cá sấu mà không thể ngó lơ sự tồn tại của nó trên nền văn học ảm đạm và cằn cỗi của Đài Loan. Với tác phẩm này, tiếng nói của những người đồng tính nữ Đài Loan đã thực sự thể hiện được sức mạnh, cả trong chính cuốn tiểu thuyết lẫn trong tiếp nhận của độc giả đối với nó."[10] Cùng với tác phẩm cuối cùng của Khâu Diệu Tân trước khi qua đời, Di thư từ Montmartre, Nhật ký Cá sấu đã được nhiều người mô tả là "một tác phẩm kinh điển sùng bái".[11][12][13]

Di thư từ Montmartre là một cuốn tiểu thuyết thể thư tín (epistolary novel) bao gồm 20 lá thư có thể đọc theo bất kỳ thứ tự nào[14] dựa trên khái niệm về tính bất định (indeterminacy) trong âm nhạc. Nhân vật Zoe với hai mươi lá thư được gửi cho Nhứ, người tình ở Đài Bắc, và Vĩnh, một người bạn tâm giao ở Tokyo, kèm theo những miêu tả về cuộc sống thường nhật ở Paris, về trường lớp, điện ảnh, những dự định cho tương lai, trăn trở suy nghĩ về sự tồn tại hay bản chất giới tính.[15] Tác phẩm được cho là viết trong khoảng từ ngày 27 tháng 4 năm 1995 đến ngày 17 tháng 6 năm 1995, khoảng một tuần trước khi tác giả tự sát, những bức thư bắt đầu bằng lời đề tặng: "Dành cho chú thỏ con đã chết và bản thân tôi, sẽ sớm chết."

Năm 2007, một bộ nhật ký của Khâu Diệu Tân gồm hai tập đã được xuất bản di cảo.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khâu Diệu Tân https://lareviewofbooks.org/article/consider-the-c... http://www.scmp.com/culture/film-tv/article/206192... https://web.archive.org/web/20200222194757/http://... http://www.fgu.edu.tw/~wclrc/drafts/China/liu-jian... https://www.lifeweek.com.cn/article/2168 https://books.google.com/books?id=36al3Z-nktUC https://wordswithoutborders.org/contributors/view/... https://paper-republic.org/authors/qiu-miaojin/ https://lareviewofbooks.org/article/consider-the-c... https://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2...